PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH
Cách lấy mẫu hài cốt để xét nghiệm mối quan hệ thân nhân cần phải cẩn thận và tỉ mỉ từng hành động. Thông thường thì răng và các mẫu xương ống sẽ là phần hài cốt còn được bảo đảm an toàn tốt nhất bởi độ cứng và cấu trúc chắc chắn. Do đó nó sẽ là phần được ưu tiên thực hiện để xét nghiệm hài cốt.
Chất lượng mẫu xét nghiệm tốt là khi bấm nhẹ móng tay vào xương thấy xương không bị mủn, lúc này có thể lấy vài mẫu bằng đốt ngón tay hoặc một đến hai hàm răng là đã đủ mẫu để làm xét nghiệm hài cốt.
Thường thì mẫu xương đi giám định là dài khoảng một đốt ngón tay, nhưng phần cho kết quả giám định hài cốt chính xác nhất đó chính là xương răng hàm vì chúng rất chắc chắn và ADN tồn tại lâu nhất. Nếu không tìm được mẫu xương này thì có thể thay thế chúng bằng xương đùi hoặc xương ống chân. Sau khi lấy được mẫu thủ thì người xét nghiệm sẽ xử lý và vệ sinh sạch sẽ, sấy khô và bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
CHỌN NGƯỜI THÂN NÀO ĐỂ GIÁM ĐỊNH ADN HÀI CỐT?
Những người được lấy ADN xét nghiệm để giám định hài cốt là người mẹ hoặc cùng gia phả với người mẹ (anh chị em ruột của mẹ). Hoặc cũng có thể theo hướng dẫn của các nhân viên trung tâm để có thể tìm ra người có thể giám định.
CÔNG NGHỆ GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng 4 công nghệ chủ yếu để có thể giám định ADN hài cốt đó là ADN ty thể, ADN trên nhiễm sắc thể Y, các đoạn lặp nhỏ liên tiếp trên ADN nhân và sự đa hình nucleotide đơn. Theo đó thì 3 công nghệ sau cùng ADN là của nhân tế bào.
Mỗi kỹ thuật sẽ có những ưu nhược điểm và đối tượng khác nhau. Tùy vào mức độ phân hủy của hài cốt và mối quan hệ của mẫu hài cốt với mẫu đối chứng mà có thể lựa chọn các công nghệ ADN hoặc các công nghệ nào.
- Ở trường hợp có mức phân hủy thấp thì có thể lựa chọn công nghệ dùng ADN nhân tế bào. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn hẳn và thời gian giám định sẽ rút ngắn chỉ còn vài ngày.
- Ở trường hợp độ phân hủy cao thì chỉ có thể dùng ADN ty thể. Cách này sẽ có độ chính xác thấp hơn và thời gian giám định đòi hỏi nhiều tuần hơn.
QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HÀI CỐT
Quy trình xét nghiệm như sau:
Bước 1: Lấy mẫu thử, vệ sinh và bảo quản mẫu
Mẫu hài cốt có thể là xương (khoảng 3g) hoặc 1 – 2 chiếc răng còn chân răng. Nên cạo sạch mẫu bằng dao sắc, sau đó sẽ bảo quản nơi càng khô càng tốt trước khi cho đến Trung tâm. Mẫu của người thân có thể theo dòng mẹ như thường lệ, tuy nhiên cũng có thể theo trực hệ, tốt nhất là anh em trai ruột cùng cha cùng mẹ của hài cốt là tốt nhất. Thời gian xét nghiệm hiện nay là khoản trong 10 ngày cho mẫu xương và 5 ngày cho mẫu răng tốt còn nguyên chân răng.
Bước 2: Phân tích mẫu gen đã lấy trên mẫu thử
Bước 3: Sử dụng các loại máy móc và công nghệ cao để tiến hành giải trình tự Gen.
Bước 4: So sánh mẫu cần giám định adn với người thân của họ và cho ra kết quả.